Mới đây, BBC đã đăng tải một bài viết của tác giả David Farley nói về món bánh mì Việt Nam. Bài viết có tiêu đề: “Bánh mì có phải thức bánh tuyệt vời nhất thế giới?”.
Bài viết được đăng tải trên chuyên trang du lịch của BBC, do tác giả David Farley thực hiện sau chuyến du lịch tới Việt Nam kéo dài hai tuần:
Người lái xe taxi đậu lại bên lề một con phố lớn đông đúc ở trung tâm Hà Nội, anh chỉ sang lề đường bên kia. Tôi bước ra khỏi xe và “lập cà lập cập” băng sang đường với một ma trận những xe máy, ô tô, đi hết từ giật mình này tới thót tim khác.
Thế rồi tôi cũng đặt chân tới trước cửa tiệm bánh mì nổi tiếng của Hà Nội, một nơi mà gần như tất cả những ai tôi quen biết, từng có dịp đặt chân tới Hà Nội, đều khuyên tôi nên đến đây để thưởng thức món bánh dân dã, ngon hảo hạng.
Được biết, cửa hàng bánh mì gia truyền này đã bắt đầu hoạt động từ năm 1974. Bạn bè tôi bảo cửa hàng này đông khách lắm, hễ hết hàng là họ đóng cửa, bất kể giờ giấc, vì vậy, khi tôi đến, thấy cửa hàng vẫn còn mở, tôi rất vui.
Bánh mì quả thực là món ăn ngon miệng, kết hợp đa dạng, tinh tế những nguyên liệu khác nhau như pa-tê, thịt nguội và rau. Rau cũng rất đa dạng với dưa chuột, đu đủ, rau thơm… Tất cả cùng nằm gọn trong “bụng” một chiếc bánh ruột mềm vỏ giòn.
Mỗi cửa hàng lại có một chút khác biệt về nhân bánh, có cửa hàng cho thêm giăm bông, xúc xích, có cửa hàng cho nước sốt Mayonnaise…
Trong thời buổi giao thoa văn hóa và ẩm thực, bánh mì thực sự là món ăn chứa đựng trong đó nét tinh tế của sự pha trộn Đông - Tây. Bánh mì bắt đầu xuất hiện từ thời Pháp thuộc. Khi đó, người Pháp sống tại Đông Dương đưa tới đây món bánh mì kẹp thịt. Người Việt Nam đã tiếp thu và tạo nên những biến tấu để tạo thành bánh mì của riêng người Việt.
Thực tế, những người yêu ẩm thực trên khắp thế giới không biết tới món ăn này cho tới tận thập niên 1970. Giai đoạn này, bắt đầu có những người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống và định cư, họ mang theo những món ăn của Việt Nam, trong đó có bánh mì.
Đối với tôi, bánh mì là một món ăn đặc biệt, dù bạn ăn ở tại Việt Nam hay tại một quán nhỏ nào đó của người Việt sinh sống tại nước ngoài, bạn vẫn sẽ cảm thấy ngon miệng theo những cách riêng.
Tôi đã ăn bánh mì ở Hà Nội, Hội An, TPHCM, ở New York, Minneapolis… Có một điều thú vị là khi tôi ăn bánh mì ở Mỹ, nguyên liệu trong nhân lúc nào cũng đủ, còn khi ăn ở một quán nhỏ nào đó tại Việt Nam, nếu đang đắt hàng, rất có thể người bán sẽ bớt đi một số nguyên liệu đang bị thiếu.
Tại quán bánh mà tôi bước vào, tôi gặp anh Geoffrey Deetz - một đầu bếp Mỹ nhưng rất giỏi ẩm thực Việt, anh đã sống ở đây gần 15 năm rồi. Tôi thấy anh đang hỏi chuyện người bán bánh. Trong khi đó, tôi hạnh phúc thưởng thức chiếc bánh của mình. Một chiếc bánh được bọc trong một tờ giấy trắng và buộc một sợi dây chun.
Tôi nhìn vào trong “bụng” chiếc bánh, các loại nhân có đầy đủ rồi, nhưng lại thiếu rau dầm và rau thơm… Anh Geoffrey Deetz giải thích với tôi rằng: “Bánh mì ở Hà Nội đề cao chất đạm hơn chất xơ, nếu lỡ quên cho rau thì có thể không bị trách nhiều lắm, nhưng nếu cho quá nhiều rau thay vì các loại nhân giàu đạm khác, khách hàng sẽ rất phật ý”.
Ra vậy… Với tôi thì dù cho tôi nhân thế nào, tôi cũng không phật ý. Bánh mì khi có những loại nhân khác nhau lại cho ra những vị khác nhau, vị nào cũng ngon, cái giòn tan của bánh được nối tiếp bằng vị đậm đà của nhân, vị chua giòn của rau dầm, vị cay cay tê tê của tương ớt… Bánh mì thiếu rau mà lần này tôi được ăn cũng ngon tuyệt.
Anh Geoffrey Deetz bật mí cho tôi rằng người Hà Nội không thích những món ăn quá cầu kỳ nhưng để làm được món bánh mì ngon chiều lòng người Hà Nội cũng không hề đơn giản. Làm sao để bánh giòn vừa đủ mà không bị già, làm sao để pa-tê đủ ẩm nhưng không bị ướt…
Khi tôi có dịp đặt chân tới Hội An, tôi cũng thử ăn bánh mì ở nơi đây. Hội An - Di sản Thế giới của UNESCO, nơi đây, bánh mì có nhiều rau hơn ở Hà Nội.
Trong một hiệu bánh nhỏ nằm ở khu trung tâm Hội An, tôi chọn món bánh mì “cổ điển - classic” với những danh từ miêu tả đi kèm bao gồm “thịt lợn, giăm bông, pa-tê”, nhưng thực tế còn nhiều hơn thế. Khi nhận chiếc bánh, tôi thấy trong nhân có cả dưa chuột, đu đủ, rau thơm, cà rốt, cà chua…
Bí quyết để có một chiếc bánh mì pa-tê ngon nằm ở chính chiếc bánh mì. Bánh mì không được quá cứng, nó sẽ làm hỏng cảm nhận dễ chịu về chiếc bánh. Cho tới lúc này, những chiếc bánh tôi đã ăn đều rất tuyệt vời, vừa đủ giòn ở ngoài, vừa đủ mềm ở trong. Đặc biệt, bánh mì Hội An thậm chí còn có nét vượt trội khi có những gia giảm gây bất ngờ thú vị.
Trong khoảng 2 tuần ở Việt Nam, tôi ăn 15 chiếc bánh mì ở những cửa hiệu khác nhau. Thật may mắn vì tôi đã được ăn những chiếc bánh ngon nhất từ trước tới nay. Vậy bánh mì có thể là món bánh ngon nhất thế giới?
Viết đến đây, tôi nhớ tới một cảnh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Mỹ - “The Simpsons” (Gia đình Simpsons), trong cảnh này, ông bố Homer bối rối khi cô con gái Lisa quyết định trở thành người ăn chay.
“Ăn thịt lợn xông khói không con?” - ông Homer hỏi.
“Không ạ!” - Lisa nói.
“Thế giăm bông thì sao?”
“Không ạ!”
“Vậy món sườn?”
“Không ạ! Bố ơi, tất cả những món đó đều làm từ con lợn mà!”.
“Ừ, phải. Một con vật kỳ diệu”.
Bánh mì cũng vậy, nhân bánh được tạo thành từ xúc xích, pa-tê, thịt nguội, giăm bông, kèm thêm rau dầm, rau thơm, tất cả được gói gọn trong một chiếc bánh ngoài giòn trong mềm. Đó chắc chắn cũng là một loại bánh kỳ diệu.
(theo Dantri.com)
Bài viết được đăng tải trên chuyên trang du lịch của BBC, do tác giả David Farley thực hiện sau chuyến du lịch tới Việt Nam kéo dài hai tuần:
Thế rồi tôi cũng đặt chân tới trước cửa tiệm bánh mì nổi tiếng của Hà Nội, một nơi mà gần như tất cả những ai tôi quen biết, từng có dịp đặt chân tới Hà Nội, đều khuyên tôi nên đến đây để thưởng thức món bánh dân dã, ngon hảo hạng.
Được biết, cửa hàng bánh mì gia truyền này đã bắt đầu hoạt động từ năm 1974. Bạn bè tôi bảo cửa hàng này đông khách lắm, hễ hết hàng là họ đóng cửa, bất kể giờ giấc, vì vậy, khi tôi đến, thấy cửa hàng vẫn còn mở, tôi rất vui.
Bánh mì quả thực là món ăn ngon miệng, kết hợp đa dạng, tinh tế những nguyên liệu khác nhau như pa-tê, thịt nguội và rau. Rau cũng rất đa dạng với dưa chuột, đu đủ, rau thơm… Tất cả cùng nằm gọn trong “bụng” một chiếc bánh ruột mềm vỏ giòn.
Mỗi cửa hàng lại có một chút khác biệt về nhân bánh, có cửa hàng cho thêm giăm bông, xúc xích, có cửa hàng cho nước sốt Mayonnaise…
Thực tế, những người yêu ẩm thực trên khắp thế giới không biết tới món ăn này cho tới tận thập niên 1970. Giai đoạn này, bắt đầu có những người Việt Nam ra nước ngoài sinh sống và định cư, họ mang theo những món ăn của Việt Nam, trong đó có bánh mì.
Đối với tôi, bánh mì là một món ăn đặc biệt, dù bạn ăn ở tại Việt Nam hay tại một quán nhỏ nào đó của người Việt sinh sống tại nước ngoài, bạn vẫn sẽ cảm thấy ngon miệng theo những cách riêng.
Tôi đã ăn bánh mì ở Hà Nội, Hội An, TPHCM, ở New York, Minneapolis… Có một điều thú vị là khi tôi ăn bánh mì ở Mỹ, nguyên liệu trong nhân lúc nào cũng đủ, còn khi ăn ở một quán nhỏ nào đó tại Việt Nam, nếu đang đắt hàng, rất có thể người bán sẽ bớt đi một số nguyên liệu đang bị thiếu.
Tôi nhìn vào trong “bụng” chiếc bánh, các loại nhân có đầy đủ rồi, nhưng lại thiếu rau dầm và rau thơm… Anh Geoffrey Deetz giải thích với tôi rằng: “Bánh mì ở Hà Nội đề cao chất đạm hơn chất xơ, nếu lỡ quên cho rau thì có thể không bị trách nhiều lắm, nhưng nếu cho quá nhiều rau thay vì các loại nhân giàu đạm khác, khách hàng sẽ rất phật ý”.
Ra vậy… Với tôi thì dù cho tôi nhân thế nào, tôi cũng không phật ý. Bánh mì khi có những loại nhân khác nhau lại cho ra những vị khác nhau, vị nào cũng ngon, cái giòn tan của bánh được nối tiếp bằng vị đậm đà của nhân, vị chua giòn của rau dầm, vị cay cay tê tê của tương ớt… Bánh mì thiếu rau mà lần này tôi được ăn cũng ngon tuyệt.
Anh Geoffrey Deetz bật mí cho tôi rằng người Hà Nội không thích những món ăn quá cầu kỳ nhưng để làm được món bánh mì ngon chiều lòng người Hà Nội cũng không hề đơn giản. Làm sao để bánh giòn vừa đủ mà không bị già, làm sao để pa-tê đủ ẩm nhưng không bị ướt…
Trong một hiệu bánh nhỏ nằm ở khu trung tâm Hội An, tôi chọn món bánh mì “cổ điển - classic” với những danh từ miêu tả đi kèm bao gồm “thịt lợn, giăm bông, pa-tê”, nhưng thực tế còn nhiều hơn thế. Khi nhận chiếc bánh, tôi thấy trong nhân có cả dưa chuột, đu đủ, rau thơm, cà rốt, cà chua…
Bí quyết để có một chiếc bánh mì pa-tê ngon nằm ở chính chiếc bánh mì. Bánh mì không được quá cứng, nó sẽ làm hỏng cảm nhận dễ chịu về chiếc bánh. Cho tới lúc này, những chiếc bánh tôi đã ăn đều rất tuyệt vời, vừa đủ giòn ở ngoài, vừa đủ mềm ở trong. Đặc biệt, bánh mì Hội An thậm chí còn có nét vượt trội khi có những gia giảm gây bất ngờ thú vị.
Trong khoảng 2 tuần ở Việt Nam, tôi ăn 15 chiếc bánh mì ở những cửa hiệu khác nhau. Thật may mắn vì tôi đã được ăn những chiếc bánh ngon nhất từ trước tới nay. Vậy bánh mì có thể là món bánh ngon nhất thế giới?
“Ăn thịt lợn xông khói không con?” - ông Homer hỏi.
“Không ạ!” - Lisa nói.
“Thế giăm bông thì sao?”
“Không ạ!”
“Vậy món sườn?”
“Không ạ! Bố ơi, tất cả những món đó đều làm từ con lợn mà!”.
“Ừ, phải. Một con vật kỳ diệu”.
Bánh mì cũng vậy, nhân bánh được tạo thành từ xúc xích, pa-tê, thịt nguội, giăm bông, kèm thêm rau dầm, rau thơm, tất cả được gói gọn trong một chiếc bánh ngoài giòn trong mềm. Đó chắc chắn cũng là một loại bánh kỳ diệu.
(theo Dantri.com)
0 comments:
Post a Comment