earn money from home

Search This Blog

power point

Earn money with us

AD (728x90)

Chitika

Wednesday, September 17, 2014

CƠ HỘI LỚN ĐƯA "BÁNH MÌ "CỦA NGƯỜI VIỆT RA THỊ TRƯỜNG MỸ & THẾ GIỚI?

Cơ Hội Lớn Cho Bánh Mì Việt Nam tại Mỹ và Thế Giới?

Một tin khá tốt cho ẩm thực Việt Nam: Công ty đa quốc fast-food Yum, chủ nhân của hệ thống Taco Bell, Pizza Hut, KFC…đã trình làng một thử nghiệm mới tại Texas, mang tên “Banh” shop. Món chính là các loại bánh mì Việt Nam.
Nếu thành công, “Banh” shop sẽ gây nên một làn song quảng cáo vô cùng giá trị cho món ăn và các tiệm ăn Việt Nam.
Đã đến lúc các bạn trẻ xách ba lô qua Mỹ mở tiệm bánh mì? Theo một ước tính trong ngành fast food, tiệm sandwich tương đối đòi hỏi một vốn đầu tư nhỏ nhất trong ngành ẩm thực, khoảng 100 ngàn đến 200 ngàn đô la (ít hơn tại các đô thị nhỏ). Thu nhập hàng năm, nếu quản lý hiệu quả và dùng sức lao động gia đình, có thể lên đến từ 70 ngàn đến 150 ngàn đô la (nhiều hơn 20% các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam).
Hãy lên đường. Chúng ta chẳng có gì để mất…ngoài ổ bánh mì?
Alan Phan
The company that brought you Pizza Hut and KFC is now bringing you… Vietnamese sandwiches?
By Shawna Ohm – Hot Stock Minute – 15 Sep 2014
Người dịch: Kevin Bùi
Công ty đã mang lại Pizza Hut và KFC giờ đây mang đến cho bạn…bánh mì Việt nam?
Yum Brands (YUM) đã mở ra một tiệm “ Banh mi” (một loại bánh kẹp thịt Việt Nam) ở Texas vào cuối tuần qua (gọi một cách sáng tạo là Banh Shop) bán sáu loại bánh mì châu Á cộng với cơm và mì ống kèm salads. Giá khởi điểm chỉ dưới 7 đô la một chút – đặt chuỗi sản phẩm này lên thang giá cao hơn so với những người anh em (cùng nhãn hiệu)YUM khác.
Banh Shop là phiên bản mới nhất của fast-casual (nhanh- giản dị) – xu hướng ẩm thực không thể ngăn cản kết hợp giữa phong cách fast-food với các thực đơn tùy biến và các nguyên liệu cấp cao. Giá cả cao hơn so với McDonald (MCD) hoặc Burger King (BKW) nhưng không cao như giá cả của các nhà hàng ăn tại chỗ.
Trong năm năm qua, fast-casual đã chứng kiến sự gia tăng lưu lượng hơn bất kỳ loại hình nhà hàng nào khác – tăng 8% trong năm 2013.Trong khi đó các chuỗi như McDonald bị trượt giảm doanh thu- giảm 2.8% tại Mỹ vào tháng 8.
Đặt cược mới nhất của Yum vào lĩnh vực fast-casual thể hiện vài điều. Đầu tiên- fast-casual sẽ còn tồn tại và để các cỗ máy fast food khổng lồ có thể tiếp tục cạnh tranh, họ phải tham gia vào trò chơi.
“ Yum brands, với vai trò một tổ chức, phải nghĩ tới “ Đâu là cơ hội phát triển tiếp theo?” Và họ nhắm tới bánh mì và các loại fast casual phong cách Mexico khác nhau như một cơ hội cũng như một khả năng”. Theo trưởng biên tập của Yahoo Finance – Aaron Task. “Và tại sao không chứ? Họ cần thử nghiệm với các kiểu định dạng khác nhau”.
Đây không phải cuộc đua tài đầu tiên của Yum trong lĩnh vực fast casual. Chuỗi Taco Bell của họ giới thiệu thực đơn Cantina Bell vào năm 2012. Nhà đầu cơ khổng lồ David Einhorn đã nói trước công chúng rằng ông nghĩ thực đơn mới này sẽ ăn vào sự thống trị thị trường của Chipotle (CMG).
Chipotle, mặt khác, cho biết doanh số bán hàng không bị ảnh hưởng, và việc bán khống cổ phiếu này của Einhorn là một trong những màn trình diễn tệ nhất của ông trong quý đầu tiên. Nhưng điều đó không nhất thiết thể hiện ở Taco Bell. Doanh thu của chuỗi tăng 1% trong năm 2014, nhưng đã tăng trưởng 3% năm ngoái.
Các cửa hàng Bánh (Banh Shop) có nghĩa là cuộc chiến của fast casual đã dịch chuyển ra ngoài đồ ăn kiểu Mexico. Trong thực tế, đồ ăn Việt có thể là đồ ăn Mexico mới. Một lần nữa, có vẻ Yum đang theo chân Chipotle.
Đã từ lâu được cho là cha đỡ đầu của phong trào fast casual, Chipotle đã mở một nhà hàng phong cách Việt Nam gọi là ShopHouse DC vào năm 2011, và đã mở rộng kể từ đó. Chuỗi này hiện có 8 địa điểm trong khu vực tàu điện ngầm ở DC và Los Angeles và hai cơ sở khác được dự kiến sẽ mở sớm.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nước Mỹ hôm nay ( USA Today), người đứng đầu các khái niệm mới (new concepts) của Yum, Christophe Poirier từ chối bình luận về Chipotle hay ShopHouse, và nhấn mạnh rằng Yum đã nghĩ ra kiểu nhà hàng của họ từ “một mảnh giấy trắng” chứ không phải từ đối thủ cạnh tranh.
Ông nói với tờ báo, “ Chúng tôi ở ngay mặt cắt ngang của các kỳ vọng thiên niên kỷ mới về nguyên liệu tươi sống và xu hướng lớn của ẩm thực Đông Nam Á”.
Nhưng mối quan hệ của Yum với Đông Nam Á không chỉ đơn giản là vậy. Công ty này nổi tiếng với sự đặt cược và đã thành công trong thị trường Trung Quốc. Nhưng họ cũng phạm vài sai lầm lớn ở đó.
“Họ có vẻ đã đụng phải tường ở Trung Quốc”, Task cho biết.
Cũng những cửa hàng đã tăng trưởng tới 15% năm 2014, đã bị sụt giảm tới 20% năm ngoái sau một vụ bê bối về an toàn thực phẩm đánh vào một loạt các chuỗi đồ ăn nhanh nước ngoài hoạt động ở đất nước này.
“ Tôi phân vân liệu người Trung Quốc sẽ nói rằng: Liệu tôi muốn mua một món đồ ăn nhanh của Mỹ hay là mua hàng của một công ty địa phương, của các công ty trong nước? Vì anh biết là họ cũng đang tới.”
Yum Brands đang chuẩn bị mở tiệm Banh Shop thứ hai ở Dallas vào tháng tới.
The company that brought you Pizza Hut and KFC is now bringing you… Vietnamese sandwiches?
By Shawna Ohm – Hot Stock Minute – 15 Sep 2014
Yum brands (YUM) opened a “banh mi” (a Vietnamese sandwich) shop in Texas over the weekend (called, creatively, Banh Shop) offering six types of Asian sandwiches plus rice and pasta bowls and salads. Prices start at just under $7 dollars – putting the chain on a higher pay scale than its YUM brethren.
The Banh Shop is the latest iteration of fast casual – the unstoppable dining trend that melds fast-food style service with customizable menus and higher end ingredients. Prices are higher than McDonald’s (MCD) or Burger King (BKW), but not as high as a sit-down restaurant.
For the past five years, fast-casual has seen traffic increase more than any other type of restaurant – up 8% in 2013. Chains like McDonald’s, meantime, have seen their sales slide – down 2.8% in the U.S. in August.
Yum’s latest bet on the fast casual sector indicates a few things. First – that fast-casual is here to stay and that for fast food juggernauts to continue to compete, they have to get in on the game.
“Yum brands, as an organization, has to think about ‘Where’s the next growth opportunity?’ And they are looking at banh mi and different kinds of the new Mexican-style fast casual as an opportunity and a possibility,” said Yahoo Finance Editor-in-Chief Aaron Task. “And why not? They should be experimenting with different types of formats.”
This isn’t Yum’s first rodeo in fast casual. Their Taco Bell chain introduced a higher-priced Cantina Bell menu in 2012. Hedge fund titan David Einhorn went public saying he thought the new menu would eat into Chipotle’s (CMG) market dominance.
Chipotle, on the other hand, says sales weren’t affected, and Einhorn’s short of the stock was one of his worst-performers in the first quarter. But that doesn’t necessarily reflect on Taco Bell. Sales at the chain are up just 1% in 2014, but grew 3% last year.
The Banh shop means the fight for fast casual is moving beyond Mexican. In fact, Vietnamese may be the new Mexican. Once again it seems like Yum may be following Chipotle.
Long thought to be the godfather of the fast-casual movement, Chipotle opened a Vietnamese style concept restaurant called ShopHouse DC in 2011, and has expanded since then. The chain now has eight locations in the DC and Los Angeles metro areas and another two are slated to open soon.
In an interview with USA Today, Yum’s head of new concepts Christophe Poirier refused to comment on either Chipotle or ShopHouse, and insisted that Yum came up with its restaurant concepts from “a white piece of paper” and not competitors.
He told the paper, “We’re right at the cross section of Millennials’ expectations for fresh ingredients and the big trend of Southeast Asian cuisine.”
But Yum’s relationship with Southeast Asia isn’t as simple as that. The company is famous for its bet on, and success in, the Chinese market. But it has had a few big missteps there as well.
“They seem to have hit a wall in China,” said Task.
Same store sales growth in China is up 15% in 2014, but fell 20% last year following a food safety scandal that hit a number of foreign fast food chains operating in the country.
“I wonder if within China people are gonna say: Do I want to buy the American fast food or do I want to go to the local, the homegrown companies? Because you know they’re coming.”
Yum Brands is set to introduce a second Banh shop in the Dallas area next month.
(nguon tu: gocnhinalan.com)

0 comments:

Post a Comment